Lễ hội Sắc Bùa của người Mương -Hòa Bình
Diễn ra vào ngày 11/02/2013 (Tức ngày 2 tháng 1 âm lịch) tại xã Mường Bi, Tân Lạc, Hoà Bình
Nguồn gốc: Lễ hội này có nghĩa là xách cồng, là một hội vui có tính chất giải trí diễn ra vào dịp đầu năm mới ở những bản Mường để người ta cầu chúc nhau may mắn, mạnh khỏe. ngoài ra những dịp vui khác người ta cũng sắc bùa như đón khách quý từ xa đến, dựng nhà mới, đón dâu hoặc những dịp vui khác.Sắc bùa bao giờ cũng do những người biết hát, biết đánh cồng và tự lập thành một phường bùa. Một phường bùa bao gồm 12 người tương ứng với một bộ cồng chiêng gồm 12 chiếc. Đứng đầu một phường bùa bao giờ cũng là một người hát hay, đánh cồng giỏi và biết cách ứng đối, đặc biệt là phải biết lựa chọn các thành viên cho phường bùa của mình. Trang phục dành cho những người sắc bùa cũng không cầu kì nhưng phải đẹp. Nữ mặc váy áo Mường là trang phục truyền thống, đeo vòng tay, kiềng, bạc xích, nam mặc áo dài chít khăn đầu rìu.
Từ sau ngày mùng hai Tết, phường bùa tiến hành đi sắc các gia đình trong bản và những ngày sau họ có thẻ đi sắc sang các bản làng bên cạnh. Đoàn sắc bùa đi theo thứ tự từ anh hát "Rằng thường đến những người xách các loại chiêng cái, chiêng năm, chiêng bảy, chiêng dàm". Đoàn sắc bùa đi đến đâu thì rộn rã tiếng chiêng đến đó. Từ xa các gia đình đã biết các phường bùa đang tới nhà mình nên chuẩn bị nghênh tiếp, thường là được hẹn trước như người kinh có tục xông nhà. Do đã được chuẩn bị từ trước, các gia đình tập trung đầy đủ bà con họ hàng ở trong nhà để đón phường bùa, Xong theo lệ, cổng làng vẫn phải đóng.
Nguồn gốc: Lễ hội này có nghĩa là xách cồng, là một hội vui có tính chất giải trí diễn ra vào dịp đầu năm mới ở những bản Mường để người ta cầu chúc nhau may mắn, mạnh khỏe. ngoài ra những dịp vui khác người ta cũng sắc bùa như đón khách quý từ xa đến, dựng nhà mới, đón dâu hoặc những dịp vui khác.Sắc bùa bao giờ cũng do những người biết hát, biết đánh cồng và tự lập thành một phường bùa. Một phường bùa bao gồm 12 người tương ứng với một bộ cồng chiêng gồm 12 chiếc. Đứng đầu một phường bùa bao giờ cũng là một người hát hay, đánh cồng giỏi và biết cách ứng đối, đặc biệt là phải biết lựa chọn các thành viên cho phường bùa của mình. Trang phục dành cho những người sắc bùa cũng không cầu kì nhưng phải đẹp. Nữ mặc váy áo Mường là trang phục truyền thống, đeo vòng tay, kiềng, bạc xích, nam mặc áo dài chít khăn đầu rìu.
Từ sau ngày mùng hai Tết, phường bùa tiến hành đi sắc các gia đình trong bản và những ngày sau họ có thẻ đi sắc sang các bản làng bên cạnh. Đoàn sắc bùa đi theo thứ tự từ anh hát "Rằng thường đến những người xách các loại chiêng cái, chiêng năm, chiêng bảy, chiêng dàm". Đoàn sắc bùa đi đến đâu thì rộn rã tiếng chiêng đến đó. Từ xa các gia đình đã biết các phường bùa đang tới nhà mình nên chuẩn bị nghênh tiếp, thường là được hẹn trước như người kinh có tục xông nhà. Do đã được chuẩn bị từ trước, các gia đình tập trung đầy đủ bà con họ hàng ở trong nhà để đón phường bùa, Xong theo lệ, cổng làng vẫn phải đóng.

Hát xong, chủ nhà mời phường bùa lên nhà và cùng quay quần bên vò rượu cần và thưởng thức các món ẩm thực cổ truyền của dân tộc Mường trong niềm vui phấn khởi của tinh thần đoàn kết. Trong men rượu của những ngày đầu năm, họ lại hân hoan trong cuộc thi thố tài năng bằng những làn điệu dân ca Mường trong trẻo, thân quen.
Sau mỗi đoạn hát họ lại hò reo chúc nhau năm mới sung túc. Trước khi ra về, chủ nhà đem gạo, bánh và những thức quà ngon nhất tặng cho phường bùa để cảm ơn.Và cứ thế phường bùa lại đi tới các nhà khác, tiếp tục cuộc vui của mình trong không khí ngày xuân ấm áp.